Ô tô điện MG4 âm thầm trở lại Việt Nam
Kho báu hoàng gia được tìm thấy bên trong Nhà thờ Vilnius thuộc Lithuania và chưa từng được phát hiện kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, theo Đài CNN hôm 9.1 dẫn thông cáo báo chí từ cơ quan quảng bá du lịch Go Vilnius.Trong số các báu vật có thể kể đến vương miện thuộc về Alexander Jagiellon, hoặc Aleksandras Jogailaitis, Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania (1461-1506).Một vương miện, một dây chuyền, một huy chương, một chiếc nhẫn và một tấm bia quan tài thuộc về Hoàng hậu Ba Lan Elizabeth (1436–1505).Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vương miện, quả cầu, trang sức của Hoàng hậu Ba Lan Barbara Radziwiłł (1520-1551), kết hôn với Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania Sigismund II Augustus (1520-1572)."Việc tìm thấy các huy hiệu chôn theo của vua chúa Lithuania và Ba Lan là kho báu vô giá của lịch sử, những biểu tượng cho truyền thống lâu đời của Lithuania trên tư cách nhà nước và là dấu hiệu khẳng định Vilnius là thủ đô", theo Tổng giám mục Vilnius Gintaras Grušas.Các cổ vật biểu tượng cho vương quyền Trung Cổ được đặt bên trong quan tài của các nhà vua và hoàng hậu theo nghi thức bồi táng thời xưa.Kho báu trên lần đầu được tìm thấy năm 1931 khi Nhà thờ Vilnius được sửa chữa sau trận lụt và hé lộ hầm mộ chứa hài cốt của các vị quân chủ thời Trung Cổ.Số cổ vật được trưng bày cho đến khi đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939. Khi đó kho báu được cất giấu trước khi bị thất lạc. Một số nỗ lực tìm kiếm sau đó đã không thu được kết quả cho đến năm ngoái.Nhờ vào máy ảnh chụp xuyên tường, các nhà nghiên cứu thành công tìm được kho báu xưa vào tháng 12.2024. Vào thời điểm được tìm thấy, các cổ vật vẫn được bọc bên trong những trang báo được phát hành tháng 9.1939.Lê Nguyễn Nhật Linh: 'Đích đến của kinh doanh chính là hạnh phúc'
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Nữ 'đại gia' nằm trong hồ sơ Panama chiếm đoạt 3,2 triệu USD của đối tác
Hãng AFP ngày 12.3 dẫn thông báo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay cơ quan này vừa sa thải nhà khoa học trưởng và nhiều người khác để tuân thủ các sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump.NASA cắt giảm tổng cộng 23 nhân sự trong đợt này. Một phát ngôn viên của NASA cho biết sẽ còn cắt giảm thêm. Đáng chú ý trong đợt cắt giảm trên là việc nhà khoa học Katherine Calvin phải nghỉ việc. Bà là nhà khí hậu học nổi tiếng và từng đóng góp vào những báo cáo khí hậu quan trọng của Liên Hiệp Quốc.Tháng trước, bà và các đại biểu khác của Mỹ bị ngăn không được tham dự một cuộc họp khoa học khí hậu lớn ở Trung Quốc. "Để tối ưu hóa lực lượng lao động của mình và tuân thủ theo sắc lệnh hành pháp, NASA đang bắt đầu thực hiện phương pháp tiếp cận theo từng giai đoạn nhằm cắt giảm lực lượng", theo phát ngôn viên Cheryl Warner của NASA.Đến nay, NASA chưa bị cắt giảm quá nhiều, được cho là nhờ sự can thiệp phút chót của ông Jared Isaacman, người được ông Trump đề cử vào vị trí lãnh đạo NASA.Ông Isaacman (42 tuổi) là Giám đốc điều hành của công ty xử lý thanh toán Shift4 Payments (Mỹ). Ông Isaacman cũng là người đồng sáng lập và lãnh đạo của Draken International - một công ty sản xuất máy bay chiến đấu tư nhân và là nhà thầu cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông được biết là một cộng sự thân thiết của tỉ phú Elon Musk và là khách hàng quen thuộc của tập đoàn vũ trụ SpaceX (Mỹ).Trong một diễn biến khác liên quan việc tinh giản nhân sự liên bang của chính phủ Mỹ, Đài NBC News ngày 12.3 đưa tin Bộ Giáo dục Mỹ vừa công bố cắt giảm gần phân nửa nhân sự. Cơ quan này vốn có khoảng 3.000 người làm việc tại trụ sở chính và khoảng 1.000 người tại 10 văn phòng khu vực trên cả nước. Khoảng 1.300 nhân viên sẽ nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng và được trao cơ hội quay lại văn phòng để nộp tài sản của chính phủ và dọn dẹp bàn làm việc của họ vào ngày 12.3. Trước đó, 600 người khác đã chấp nhận từ chức tự nguyện hoặc nghỉ hưu sớm.Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon cho biết việc sa thải phản ánh "cam kết của bộ về hiệu quả, trách nhiệm giải trình và đảm bảo rằng các nguồn lực được chuyển đến nơi quan trọng nhất là cho học sinh, phụ huynh và giáo viên".
Chiều cuối năm, thời tiết ở TP.HCM khá mát mẻ. Từ khoảng 15 giờ, cả ngàn người bắt đầu đến công viên bờ sông Sài Gòn dạo chơi, chụp ảnh cùng hoa hướng dương. Nhiều bạn trẻ thì tranh thủ đến sớm, chọn cho mình những vị trí đứng tốt nhất để đón xem chương trình nghệ thuật chào đón năm mới.
Nga bán 1 tỉ USD vũ khí cho Angola
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.